Xung quanh sự cố sập ngôi biệt thự Pháp cổ tại khu nhà 107 Trần Hưng Đạo, chiều 23/9, Tổng công ty ĐSVN cho biết, khu nhà 107- Trần Hưng Đạo nằm trong quần thể khu vực ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), được thực dân Pháp khởi công xây dựng năm 1900, hoàn thành năm 1905 và giao cho Công ty hoả xa Vân Nam trực tiếp quản lý, khai thác.
Ngày 15/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 05/SL về việc huỷ bỏ quyền quản lý, khai thác của Công ty hoả xa Vân Nam; Sắc lệnh cũng quy định các đường xe lửa cùng tất cả những động sản, bất động sản phụ thuộc đường sắt đều là của công, giao Bộ Giao thông công chính (nay là Bộ Giao thông vận tải) trực tiếp là Nha Hoả xa Việt Nam tổ chức quản lý, khai thác thống nhất cùng một chế độ với đường sắt Hà Nội- Sài Gòn.
Từ tháng 12/1946 đến tháng 7/1954 là thời gian bị tạm chiếm, ngành đường sắt Việt Nam cùng với nhân dân Thủ đô tạm thời vận chuyển máy móc, thiết bị ra vùng tự do để kháng chiến.
![]() |
Hiện trường vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo. (Ảnh: Xuân Phú) |
Hoà bình lập lại, ngày 20/9/1954, bộ máy tiếp quản đường sắt được hình thành cùng với Uỷ ban Quân quản thành phố Hà Nội, tiếp nhận lại toàn bộ cơ sở vật chất liên quan đến ngành đường sắt- trong đó có khu vực ga Hàng Cỏ.
Ngày 6/4/1955, Tổng cục Đường sắt (thuộc Bộ Giao thông công chính) được chính thức thành lập tiếp tục tiếp nhận, quản lý và sử dụng ổn định khu vực ga Hàng Cỏ (trong đó có khu nhà 107- Trần Hưng Đạo) cho đến ngày nay, không có tranh chấp khiếu kiện với tổ chức, cá nhân nào.
Về hiện trạng sử dụng khu nhà 107 Trần Hưng Đạo, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, khu đất 107- Trần Hưng Đạo có diện tích đất 2.800,4 m2, gồm 7 ngôi nhà với tổng diện tích sàn xây dựng 2.669 m2.
Ngôi 1: (nhà 2 tầng + 1 tầng hầm), diện tích xây dựng 643 m2, trong đó, 500 m2 là trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực I thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; 143m2 cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) bố trí làm nhà ở (có hợp đồng thuê nhà với Công ty Quản lý phát triển nhà Đường sắt, nay là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải).
Ngôi 2 đến ngôi 6 (được xây dựng từ những năm 1970), có diện tích xây dựng 907m2, diện tích sàn xây dựng 1.323 m2, được bố trí làm nhà ở của CBCNV (có hợp đồng thuê nhà).
Ngôi 7: nhà cấp 4, diện tích xây dựng 60m2, diện tích sàn xây dựng 60m2, Bệnh viện giao thông vận tải mượn làm phòng khám đa khoa. Hiện nay, Tổng công ty đã có văn bản yêu cầu trả lại cho Đường sắt trước ngày 10/8/2015.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, do thời gian sử dụng ngôi nhà đã lâu, công trình (ngôi số 1) bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, do đó Tổng công ty đã có nhiều văn bản báo cáo UBND, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tuy nhiên, đến ngày 20/9/2013, Bộ Tài chính đã thống nhất để Tổng công ty “giữ lại tiếp tục làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của thành phố, liên hệ với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội để được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật”.
Theo đơn vị này, trong thời gian sử dụng, Tổng công ty ĐSVN đã thực hiện việc cải tạo, sửa chữa chống sập, dột nhưng không làm ảnh hưởng tới kết cấu tòa nhà. Cụ thể: Chống sập sàn tầng 1, trần tầng 2 hội trường; Thay thế cửa tầng 2 nhà hội trường; Xây dựng hệ thống trạm bơm thoát nước, chống úng ngập tầng hầm.
“Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân sự cố sập nhà. Tuy nhiên nguyên nhân bước đầu được xác định là do tòa nhà đã qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp và thời tiết mưa liên tục những ngày gần đây cũng khiến tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.
Theo Infonet
Sập biệt thự: Trách nhiệm thuộc cơ quan sử dụng" alt=""/>Nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo có lai lịch như thế nào?Máy bay trực thăng từ Vũng Tàu chuẩn bị đi Côn Đảo.
Trước đó, ngày 30/6 UBND huyện Côn Đảo đã có công văn gửi UBND tỉnh đề nghị có ý kiến với Công ty Trực thăng miền Nam về việc hỗ trợ chuyến bay chở 18 người gồm thầy, cô giáo làm nhiệm vụ coi thi, công an, công an làm công tác an ninh, thanh tra bộ ra Côn Đảo để phục vụ coi thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Cùng ngày, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có văn bản đồng ý phương án tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, người phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và thí sinh 22 điểm thi trên địa bàn tỉnh.
Việc này nhằm bảo đảm an toàn cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và sàng lọc Covid-19 trong cộng đồng.
Thời gian triển khai lấy mẫu diễn ra từ ngày 3/7 đến ngày 5/7.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bà Rịa - Vũng Tàu có 13.195 thí sinh, với 22 điểm thi ở hai thành phố, thị xã và 5 huyện. Riêng huyện Côn Đảo có một điểm thi tại trường THPT Võ Thị Sáu, với 81 thí sinh tham dự.
Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tỉnh này có một thí sinh thuộc trường hợp F2 và 3 học sinh khác ở vùng phong tỏa liên quan đến BN16320, những học sinh này sẽ được dự thi đợt 2.
Quang Hưng
Theo quy chế được Bộ GD-ĐT đưa ra, kết quả bài thi tốt nghiệp THPT sẽ chiếm 70% điểm xét tốt nghiệp.
" alt=""/>Đề nghị hỗ trợ máy bay trực thăng phục vụ thi tốt nghiệp THPT ở Côn ĐảoTheo đó, tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, phát hiện 1 thí sinh đang thi môn Ngữ văn có vấn đề về sức khỏe, ngất xỉu. Thí sinh được chuyển test nhanh dương tính và đang lưu bệnh tại Trung tâm Y tế Quận 3.
Ngoài ra, tại trường THPT Lê Thánh Tôn (Quận 7) có 1 thí sinh F0 đến làm thủ tục vào chiều ngày 6/7 và dự thi môn Văn sáng ngày 7/7. Tại điểm thi Trường THCS Đặng Trần Côn (Tân Phú) có 1 thí sinh F0 đến làm thủ tục vào chiều 6/7 nhưng ngày 7/7 không đến điểm thi.
![]() |
Các thí sinh chuẩn bị làm bài thi môn Ngữ văn sáng nay ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Hiện tại, Sở GD-ĐT đang phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, UBND và Trung tâm Y tế các quận huyện có liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 điểm thi trên. Các biện pháp gồm khử khuẩn toàn bộ điểm thi; tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là 5K trong các buổi thi còn lại của toàn bộ điểm thi.
Cùng với đó, tổ chức động viên, làm công tác tư tưởng cho các thí sinh cùng phòng thi với các trường hợp nhiễm bệnh yên tâm hoàn thành các môn thi còn lại; có biện pháp phân luồng riêng, quản lý việc đến điểm thi, di chuyển trong điểm thi đến các phòng thi của các thí sinh này; bản thân thí sinh tăng cường thực hiện các biện pháp đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách với người khác. Làm công tác tư tưởng, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đang làm việc tại điểm thi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của điểm thi.
Theo đó, sáng 7/7, đối với môn Ngữ Văn, Thành phố có 88.245 thí sinh đăng kí, 82.978 thí sinh dự thi (chiếm tỷ lệ 94.03%).
Số lượng nhân viên, cán bộ coi thi là 17.009/17.052 người, vắng 43 người do nằm trong khu vực phong tỏa. Thành phố đã bổ sung 30 cán bộ coi thi thay thế nhằm đảm bảo đủ nhân lực tổ chức kỳ thi.
Lê Huyền
Chiều 7/7, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã trải qua bài thi môn Toán. Dưới đây là đề thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2021 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật nhanh nhất trên báo VietNamNet.
" alt=""/>Thi sính thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM test nhanh dương tính với Covid